Rêu Hại- Nguyên Nhân Và Cách Khắc Phục

Rêu hại

Ngày nay, để có 1 bể thủy sinh thực sự rất dễ dàng đối với người chơi, tuy nhiên để giữ được bể luôn đẹp, cây cối căng tràn, không rêu hại là 1 điều đáng ngại.Rêu hại luôn là nỗi ám ảnh với bất cứ người chơi thủy sinh hay chơi cá cảnh nào.

Rêu hại có thể do nhiều nguyên nhân dẫn đến, khiến bể cá mất thẩm mỹ, gây cản trở việc chăm sóc những chú cá yêu quý. Cá cảnh Quân xin giới thiệu nguyên nhân dẫn đến rêu hại, từ đó đưa ra hướng giải quyết tốt nhất.

1.Hair/Thread Algae: Rêu tóc

  • Nguyên nhân

– Thừa Sắt

  • Cách diệt

– Thay nước

– Gỡ bỏ thủ công

– Sử dụng một số loại cá ăn rêu như: Mún, chép cảnh, cá hôn nhau.

2. Black Brush/Beard (Rhodophyta): Rêu Chùm Đen

  • Nguyên nhân

– Dư lượng: N, P, Fe

– Hoặc do PH thấp

  • Cách diệt

– Tăng CO2.

Dung dịch Excel hoặc Oxi già, lấy ống tiêm chứa dung dịch bơm trực tiếp vào chỗ bị rêu hại.

– Thủ công gỡ bằng tay.

– Thay nước.

– Cá bút chì, tép Yamato giúp giảm rêu hại này.

3. Brown Algae (Diatoms): Tảo nâu

  • Nguyên nhân

– Thừa dinh dưỡng

– Có thể do dùng đèn không đúng, hoặc chất lượng đèn bị giảm sút.

  • Cách diệt

– Thay đèn, xem lại thời lượng chiếu sáng của đèn đã phù hợp chưa.

– Thay  nước liên tục mỗi ngày, mỗi lần từ 30% tới 50% cho tới khi hết rêu.

– Cá otto rất hữu ích trong trường hợp này.

4. Blue Green (Cyanobacteria): Rêu nhớt xanh (rêu này có mùi rất hắc)

  • Nguyên nhân

– Nitrat thấp.

– Cho ăn quá nhiều.

– Bóng đèn cũ, không chuyên dụng.

– Dòng lưu chuyển nước quá kém, lọc yếu.

  • Cách diệt

– Bổ sung Nitrat.

– Tăng mật độ cây trồng.

– Tắt bớt đèn.

– Dùng dung dịch Excel hoặc oxi già, lấy ống tiêm chứa dung dịch bơm thẳng vào chỗ rêu bị hại.

– Cách hiệu quả nhất để diệt loại rêu hại này là dùng thuốc kháng sinh liều nhé, loại có chứa chất Erythomycin.

5. Fuzz Algae: Rêu lông tơ

  • Nguyên nhân

– Mất cân bằng về dinh dưỡng, hoặc thiếu dinh dưỡng.

– Thiếu CO2.

  • Cách diệt

– Thay nước, kiểm soát lại dinh dưỡng.

– Châm phân nước, phân nhét.

– Tăng CO2.

– Nuôi cá bút chì, Otto.

6. Green Dust Algae (GDA): Tảo Bụi Xanh

  • Nguyên nhân

– Chưa xác định chính xác, tuy nhiên có thể do có ánh sáng tự nhiên chiếu vào bể cá.

  • Cách diệt

– Thường là tự hết.

– Loại bỏ thủ công bằng cách cạo bằng dao và các công cụ cạo bể.

– Nuôi ốc Nerita

7. Green Spot ( Choleochaete Orbicularis): Tảo đốm xanh

  • Nguyên nhân

– Thiếu P.

– Lọc yếu hoặc dòng chảy yếu.

  • Cách diệt

– Tăng P.

– Tăng dòng chảy.

– Cạo thủ công bằng tay hoặc công cụ.

– Nuôi ốc Nireta.

8. Green Water (Euglaena): Nước Xanh

  • Nguyên nhân

– Thừa dinh dưỡng.

– Vi sinh chưa tốt.

– Dùng hóa chất làm chết vi sinh của bể cá.

  • Cách diệt

– Thay nước nhiều lần, nhiều ngày liền.

– Thêm vi sinh cho bể cá.

– Dùng đèn UV để diệt.

– Tắt đèn bể cá.

– Sử dụng các loại cây có khả năng hút dinh dưỡng cao.

Ngoài ra còn rất nhiều các loại rêu hại khác nữa mà cá cảnh Quân không thể cập nhật hết được, nguyên nhân sinh ra chúng cũng rất phong phú, để đối phó, người chơi thủy sinh nói riêng và chơi cá cảnh nói chung có thể áp dụng một biện pháp chung như sau:

– Thay nước bể cá đều đặn. Lượng nước có thể từ 30% đền 50% tùy loại rêu. Thay từng ngày hay cách ngày thì tùy vào tình trạng nhiều hay ít.

– Giảm sáng của đèn, tình trạng quá nặng thì phải trùm kín bể và tắt đèn trong vài ngày.

– Nuôi một số loại cá hoặc tép ăn rêu hại như Mún Đỏ, cá Hắc Molly, tép mồi, tép RC. Cá bút chì và bống mút rong thời gian đầu ăn rêu khá tốt nhưng sau đó hay phá nền và rất khó bắt ra.

– Nếu bạn không đủ kiên nhẫn hoặc tình trạng quá nặng thì có thể phải đánh một số loại thuốc như thuốc diệt rêu của Hoàng Nam, thuốc diệt rêu BBA, Diệt rêu – Seachem Excel,Oxy Già.

Mọi chi tiết xin liên hệ:

PHỤ KIỆN CÁ CẢNH UY TÍN – CÁ CẢNH QUÂN

Trụ sở chính: Số 431 Lê Lợi, Ngô Quyền, Hải Phòng

Điện thoại: 0904.431.031 – 0938.071.084

Facbook : https://www.facebook.com/phukiecacanh.QuanAqua

Fanpage : https://www.facebook.com/phukiecacanh.QuanAqua

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *