Cách Xử Lý Gỗ Lũa Thủy Sinh

1/ Gỗ lũa thủy sinh là gì ?
Gỗ lũa là phần lõi của cây cứng nhất còn sót lại sau khi cây chết
Gỗ lũa khô tốt, chắc nặng sẽ chìm ngay trong nước, gỗ lũa không thấm nước khi ngâm lâu và đem ra cưa bên trong vẫn khô

2/ Cách chọn gỗ lũa thủy sinh
– Chọn hình dáng theo phong cách tự nhiên gỗ có hình dáng đẹp, hoặc chọn và ghép gỗ theo cá tính, hoặc chủ đề.
– Chọn mua gỗ lũa phải chọn loại ít mùn, không phai trong nước càng bị lũa càng tốt thịt gỗ đanh, loại này không cần phải luộc mà chỉ cần ngâm trong nuớc vài ngày sẽ tự chìm.
– Gỗ tự nhiên trải qua các điều kiện khắc nghiệt của thiên nhiên như lũ lụt….. làm mục các loại cây chết, và bị bào mòn trong môi trường nuớc, đất ngập nước.
– Phần bị bào mòn có thể tạo nên những khoảng rỗng và phần còn lại thịt gỗ có đặc tính là chắc, đanh và nặng.
– Bản thân gỗ lũa tự chìm trong đièu kiện ngập trong nước hoặc bị dòng chảy bào mòn.

3/ Cách xử lý gỗ lũa thủy sinh
Để gỗ lũa khỏi ra màu trong bể thủy sinh thì cần luộc và ngâm chung với nước oxy già H2O2, phơi nắng trong vòng 1 tuần.
– Có thể luộc đi luộc lại vài lần có kết hợp với muối

4/ Cách nối ghép gỗ lũa thủy sinh
Phần quan trọng nhất của việc dùng lũa chính ta tay nghề phối hợp, liên kết, chế tác, thậm chí tạo hình những điểm chưa vừa ý cũa các khối, cành lũa, để phục vụ nhu cầu sáng tạo bố cục cho hồ thuỷ sinh.
Các phương pháp thường gặp:
– Dùng dây cước, buộc chúng lại với nhau để tạo hình.
– Dùng keo 502 và mạt cưa để liên kết.
– Dùng keo chuyên dùng 2 thành phần để liên kết.
– Dùng đinh, vít inox để liên kết.
Tuy nhiên, trên thực tế, không phải lúc nào chúng ta cũng may mắn có được những khúc lũa như ý, mà đôi khi chỉ là…gỗ ngấm nước. Có nghĩa là, khi còn khô, chúng nổi, qua một thời gian ngâm, xử lý chúng mới chìm. Đối với loại này chúng ta phải sử dụng phương pháp nối ghép để có được khúc lũa như mong muốn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *