Nhận biết 10 loại cây thủy sinh cho người mới chơi

Đối với người mới chơi việc lựa chọn các loại cây cho bể thủy sinh là vô cùng quan trọng.Người mới bắt đầu nên lựa chọn những cây thủy sinh dễ sống, dễ trồng, độ khó thấp.

1.Thủy cúc: 

 

Tên gọi khác: Thủy yêu.
Ưu điểm: dễ trồng, dễ chăm sóc, phát triển nhanh.
Nhược điểm: bộ rễ phát triển khá nhanh, mạnh, ăn sâu vào nền nên chú ý khi setup lại tránh làm động nền.
Muốn cây đẹp nên tăng cường độ ánh sáng để cây thấp thì cây sẽ xòe hơn.
Cách bố trí: Làm tiền cảnh và trung cảnh.

2. La Hán xanh:

Tên gọi khác: rong đuôi chồn.
Ưu điểm: dễ trồng, dễ chăm sóc, không đòi hỏi dinh dưỡng cao.
Nhược điểm: cây phát triển nhanh nên cần phải cắt tỉa thường xuyên, cần phải có dòng chảy nhẹ trong bể thủy sinh.
Cách bố trí: Làm hậu cảnh hoặc trung cảnh.

3. Cỏ thìa:

Ưu điểm: dễ trồng, dễ chăm sóc, không đòi hỏi dinh dưỡng cao, tốc độ sinh trưởng nhanh.
Nhược điểm: bộ rễ phát triển khá nhanh và mạnh nên chú ý khi setup lại tránh làm động nền.
Cách bố trí: Làm tiền cảnh.

4. Thanh Hồng Điệp:

Tên gọi khác: Thanh hồng diệp, cỏ xương.
Ưu điểm: cây thủy sinh dễ trồng, dễ chăm sóc, không đòi hỏi dinh dưỡng cao.
Nhược điểm: bộ rễ phát triển khá nhanh, mạnh, ăn sâu vào nền nên chú ý khi setup lại tránh làm động nền.
Muốn cây đẹp nên tăng cường độ ánh sáng để ngọn của cây có màu đỏ hồng.
Cách bố trí: Làm tiền cảnh và trung cảnh.

5. Trân châu thường:

Ưu điểm: dễ trồng, dễ chăm sóc, phát triển nhanh, không đòi hỏi dinh dưỡng cao.
Nhược điểm: Cây nhỏ nên cần trồng nhiều mới đẹp.
Muốn cây đẹp, cần bổ sung CO2 để cây nhả nhiều bọt khí O2.
Cách bố trí: Làm tiền cảnh.

6. Vảy ốc xanh, vảy ốc đỏ:

Ưu điểm: dễ trồng, phát triển nhanh, nhả bọt O2 có kích thước lớn.
Nhược điểm: Cây nhỏ nên cần trồng nhiều mới đẹp.
Cách bố trí: Làm trung cảnh.

7. Hồng liễu: 

Ưu điểm: dễ trồng, phát triển nhanh.
Nhược điểm: bộ rễ phát triển khá nhanh, mạnh, ăn sâu vào nền nên chú ý khi setup lại tránh làm động nền.
Muốn cây đẹp, nên trồng ở nơi có ánh sáng mạnh để cây có màu đỏ.
Cách bố trí: Làm trung cảnh hoặc hậu cảnh.

8. Ngưu mao chiên:

Ưu điểm: dễ trồng, sinh trưởng nhanh.
Nhược điểm: Cây nhỏ nên cần trồng nhiều mới đẹp.
Cách bố trí: Làm tiền cảnh, trung cảnh hoặc hậu cảnh.

9. Trân châu Nhật:

Tên gọi khác: Trân châu bò.
Ưu điểm: đẹp, thích nghi khá nhanh.
Nhược điểm: Cần nước sạch, ánh sáng mạnh, tốc độ sinh trưởng phụ thuộc vào điều kiện chăm sóc (nền, nước, …).
Đây là loại cây đòi hỏi tính kiên nhẫn của người trồng.
Muốn cây đẹp , nên tăng lượng CO2 để cây nhả nhiều bọt O2.
Cách bố trí: Làm nền.

10.Hẹ nước:

Tên gọi khác: tóc tiên, trách tảo.
Ưu điểm: dễ trồng, sinh trưởng nhanh.
Nhược điểm: bộ rễ phát triển khá nhanh, mạnh, ăn sâu vào nền nên chú ý khi setup lại tránh làm động nền.
Muốn cây đẹp nên đặt cây gần dòng nước.
Cách bố trí: Làm hậu cảnh.

Mọi chi tiết xin liên hệ:

PHỤ KIỆN CÁ CẢNH UY TÍN – CÁ CẢNH QUÂN

Trụ sở chính: Số 431 Lê Lợi, Ngô Quyền, Hải Phòng

Điện thoại: 0904.431.031 – 0938.071.084

Facebook : https://www.facebook.com/phukiecacanh.QuanAqua

Fanpage : https://www.facebook.com/phukiecacanh.QuanAqua

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *