Ngưu Mao Chiên là loại cây thủy sinh tiền cảnh đẹp và tương đối dễ trồng phát triển theo bể ngang ít mọc vươn cao.
– Tên khoa học Ngưu mao chiên: Eleocharis acicularis
– Kích thước: dài khoảng 5cm
– Màu sắc: xanh lá đậm
– Ánh sáng: vừa – cao
– Nhiệt độ: 20 – 28 độ C
– pH: 6.0 – 7.5
– Tốc độ sinh trưởng: chậm
– Vị trí trồng: tiền cảnh
– Trồng cạn: được
Cây Ngưu Mao Chiên thường được tìm thấy ở các vùng đầm lầy châu âu và được đưa vào thủy sinh nhờ ông nghệ nhân người Nhật tên là Amano. Với vẻ đẹp xanh mượt và chiều cao lý tưởng, Ngưu Mao Chiên được đưa vào hồ thủy sinh giống như một loại cây tiền cảnh hoặc cắm chen đá rất đẹp. Người ta thường dùng Ngưu Mao Chiên để làm thảm cỏ xanh ngát mềm mại như những cánh đồng. Thậm chí Ngưu Mao Chiên có mặt rất nhiều trong các hồ thủy sinh dự thi quốc tế.
Trong hồ thủy sinh, cây Ngưu Mao Chiên thường được trồng ở tiền cảnh để làm thảm cỏ vì hình dáng và màu sắc của chúng rất phù hợp. Tuy nhiên có những người cũng dùng cây Ngưu Mao Chiên cắm cạnh đá để dùng trung cảnh hậu. Đôi khi một điểm nhấn nhỏ tại một vị trí như mép đá, mép lũa cũng làm cho bố cụng trở nên nhẹ nhàng và hài hòa hơn rất nhiều.
1/ Cách trồng cây thủy sinh Eleocharis acicularis – Ngưu mao chiên
A/ Chuẩn bị dinh dưỡng nền
Về phần đất nền, bạn nên chuẩn bị sẵn bộ nền có dinh dưỡng tối ưu nhất, bởi vì đối với các dòng cây tiền cảnh mọc full nền đều đỏi hỏi lượng dinh dưỡng cao trong nền. Nếu dinh dưỡng quá kém thì cây sẽ không đủ sức phát triển. Một số sản phẩm dinh dưỡng lót đáy giúp tối ưu như: AquaFor Organic, JBL Basis Plus,
JBL Florapol,
Nuphar Aquabase, hoặc Power Sand của ADA ………
B/ Chuẩn bị vệ sinh cây
Rửa sạch cây vừa mua về cho hết lớp đất hoặc lớp gòn. Sau đó, chia Ngưu mao chiên thành các cụm nhỏ. Lưu ý để cây ngay ngắn đừng để lộn xộn và cắt đi phần rễ cũ, để lại rễ khoảng 0,5-1 cm
2/ Vị trí trồng Ngưu mao chiên
Xác định khu vực trồng Eleocharis acicularis – Ngưu mao chiên. Thường thì người ta sẽ trồng nó ở phần tiền cảnh hoặc hậu cảnh phía trên các khoản đất trống ở phần trên cao.
Sau đó cắm từng cụm Eleocharis acicularis – Ngưu mao chiên xuống đất! lưu ý khi cắm cây đừng cắm thẳng đứng xuống dưới hãy cắm nghiên một chút để cây trong quá trình vào nước không bị trồi lên. Khoảng cách trồng cây cách nhau giữa các cụm Eleocharis acicularis – Ngưu mao chiên là 3-4cm.
Không nên trồng quá dày, sỡ dĩ chúng tôi khuyên các bạn không nên trồng quá dày vì khi đó cây sẽ mọc không đều, khi trồng thưa một chút thì cây sau này ra lá nước và bò đều lên sẽ tạo nên một thảm đều và đẹp.
3/ Điều kiện chăm sóc:
Eleocharis acicularis – Ngưu mao chiên là loại cây ưa sáng nên để chúng dưới ánh sáng trực tiếp của đèn và lượng CO2 khuyên dùng là 2-3g/1s
Bên cạnh đó thì Eleocharis acicularis – Ngưu mao chiên trong quá trình mới vừa set up thì cây rất dễ bị dính rêu hại nhất là rêu tóc do lúc mới set up bể lượng chất dinh dưỡng trong nền rất nhiều.
Lúc này bạn nên thả các loài thiên địch như cá mún hay tép RC, tép Yamato,… vào để nó tiêu diệt hoặc dùng các sản phẩm diệt rêu hại như: Carbon Liquid,
Hoàng Nam,
Remove BBA, máy
Doctor Chihiros cũng là một giải pháp rất hiệu quả! Hạn chế sử dụng các loại thuốc diệt rêu hại không rõ nguồn gốc để tránh gặp phải rắc rối sau này!
Có thể bạn quan tâm:
Một Số Lỗi Thường Gặp Của Bơm Periha PB
Một Số Lỗi Thường Gặp Của Bơm Periha PB Máy bơm...
Hướng Dẫn Cách Vận Hành Lọc ATMAN
Hướng Dẫn Cách Vận Hành Lọc ATMAN Ngày nay, nhu cầu...
Hướng dẫn làm thác cát trong bể thủy sinh
Hướng dẫn làm thác cát trong bể thủy sinh Là một...
Hướng Dẫn Sử Dụng Hẹn Giờ Cơ
Hướng Dẫn Sử Dụng Hẹn Giờ Cơ Timer là loại...
Nguyên Lý Hoạt Động Của Máy Ức Chế Rêu Hại
Nguyên Lý Hoạt Động Của Máy Ức Chế Rêu Hại Một...
Cách Chăm Sóc Các Loại Rêu Thủy Sinh
Cách Chăm Sóc Các Loại Rêu Thủy Sinh Rêu là một...